Cách phân biệt Gốm  - Sành - Sứ

Đăng bởi Đồ cổ 3C vào lúc 07/03/2019
Cách phân biệt Gốm  - Sành - Sứ

Gốm, sành, sứ là những sản phẩm quen thuộc trên thị trường. Mặc dù có tên gọi và những đặc tính riêng, tuy nhiên các sản phẩm này lại có nhiều điểm chung về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng… khiến việc phân biệt gốm, sành, sứ gặp nhiều khó khăn. Để giúp khách hàng được chủ động hơn khi chọn lựa sản phẩm, ĐỒ CỔ 3C xin phân tích về sự khác nhau và cách nhận biết các sản phẩm gốm, sành, sứ một cách đơn giản, chính xác.

Phân loại

Gốm:

Gốm được hiểu là một loại chất liệu có nguồn gốc từ đất sét, cao lanh… và có nhiệt độ nung thấp, khoảng 800 ºC. Các sản phẩm gốm thường được sử dụng vào bốn mục đích chính là: gia dụng – trang trí – kiến trúc – kỹ thuật.

Sành:

Về bản chất, sành là một dạng của gốm, cũng là chất liệu có nguồn gốc từ đất sét, song nhiệt độ nung trung bình từ 1.000 - 1.100 ºC, có thể  đạt tới 1.250 ºC, tùy theo cấu tạo lò nung và thành phần xương đất.

Sứ:

Tương tự như gốm và sành, sứ cũng là một loại chất liệu có nguồn gốc từ đất sét, cao lanh, được nung ở nhiệt độ trung bình từ 1.200 – 1.400 ºC. Trên thị trường, các sản phẩm sứ được chia thành 2 loại: đồ bán sứ – đồ sứ.

Đặc điểm

Đặc điểm của gốm

Đặc điểm lớn nhất của gốm là độ hút ẩm rất tốt. Chính vì thế, hầu hết các sản phẩm gốm đều được tráng một lớp men trước khi nung để giúp sản phẩm không thấm nước đồng thời tăng độ bóng.

Bên cạnh đó, gốm còn có có những đặc điểm sau:

– Nhiệt độ nung thấp.

– Kết cấu giòn, xốp nên độ cứng của gốm không cao.

– Khả năng giữ nhiệt không cao.

– Không có khả năng chịu nhiệt.

– Không có tính thấu quang.

– Lớp men phủ có tính kín tuyệt đối

Đặc điểm của sành

Trên thị trường hiện nay đồ sành khá đa dạng với các sản phẩm như đồ sành tráng men, đồ sánh không tráng men… Xét về đặc điểm, các sản phẩm sành luôn có những đặc điểm sau:

– Nhiệt độ nung khá cao.

– Bề mặt có độ nhẵn, trơn và không quá bóng.

– Khi sờ vào bề mặt đồ sành cho cảm giác mát tay chứ không ấm.

– Trọng lượng nặng.

– Màu của xương đất và màu bên ngoài sản phẩm gần như tương đồng.

Đặc điểm của sứ

Quá trình sản xuất đồ sứ có nhiều yêu cầu ngặt nghèo hơn so với đồ gốm, sành, đòi hỏi việc xử lý đất sét phải đặc biệt chặt chẽ, kỹ lưỡng nhằm đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, kim loại. Cùng với đó, so với đồ sành, đồ gốm, đồ sứ được nung ở nhiệt độ cao nhất nên cũng có chất lượng, độ bền tốt nhất.

Sau đây là những đặc điểm của đồ sứ:

– Nhiệt độ nung cao.

– Độ cứng, độ bền cao có thể chịu được sự va chạm, tác động (ở một mức nhất định).

– Khả năng giữ nhiệt, chịu nhiệt cực tốt. Đồ sứ có thể sử dụng trong lò vi sóng.

– Không hút nước.

– Độ thấu quang cao.

Cách nhận biết

Có nhiều cách nhận biết gốm, sành, sứ, cách nhanh nhất là dựa vào âm thanh phát ra khi gõ vào sản phẩm. Theo đó nếu khi gõ:

1, Âm thanh vang lên ngắn, không có độ ngân là gốm.

2, Âm thanh vang lên có độ ngân và dài hơn là sứ.

3, Âm thanh vang lên như chuông, sáng, đanh là sành.

Hoặc bạn có thể dựa trực tiếp vào những đặc điểm phía trên trên của sản phẩm để nhận diện. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết đâu là gốm, sành, sứ nhờ vào việc kết hợp tính thấu quang và độ hút nước của các sản phẩm bằng cách đưa sản phẩm ra ánh sáng sau đó đổ nước vào sản phẩm.

– Sản phẩm có ánh sáng xuyên qua nhiều nhất đồng thời không hút nước là đồ sứ

– Sản phẩm ánh sáng xuyên qua ít và không hút nước là đồ sành

– Sản phẩm vừa có ánh sáng xuyên qua ít vừa hút nước là đồ gốm.

Hy vọng qua những hướng dẫn chi tiết trên đây, ĐỒ CỔ 3C đã giúp được quý khách hàng biết được cách phân biệt gốm, sành, sứ chính xác. Để chọn mua được những sản phẩm gốm, sành, sứ chuẩn, giá tốt nhất, quý khách hàng vui lòng gọi trực tiếp tới số hotline 0971.007.091.

 

Tags : > Gốm sứ Nhận biết
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Free ship - Bảo hành: 0971.162.275